Tôm đông lạnh là thực phẩm hải sản quen thuộc đối với cuộc sống của chúng ta. Nhưng chúng ta hầu hết lai không có kiến thức đầy đủ về tôm đông lạnh cũng như quy trình chế biến của nó. Hiểu rõ điều đó, bài viết dưới đây sẽ giải thích toàn bộ những thông tin cần thiết về tôm đông lạnh.
Mục lục:
Tôm đông lạnh là tôm gì?
Tôm đông lạnh là loại tôm tự nhiên nhưng được bảo quản bằng cách đông lạnh chúng. Tôm được cấp đông và bảo quản lạnh với nhiệt độ âm dưới hoặc bằng 18 độ C.
Trước kia, tôm đông lạnh thưòng được cấp đông nguyên con cả đầu và vỏ. Nhưng hiện nay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tôm đông lạnh có thể đã qua chế biến, bỏ cả đầu, vỏ và đuôi tôm. Loại tôm này còn có tên gọi khác là tôm nõn đông lạnh.
Quy trình sản xuất tôm đông lạnh
Để có được thành phẩm là những chú tôm đông lạnh sạch sẽ, chất lượng cao, chúng phải trải qua nhiều khâu trong quy trình sản xuất để có chất lượng ưng ý, cụ thể 9 khâu cụ thể như sau:
Tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển tôm nguyên liệu
Tôm sau khi đánh bắt, cần được cho vào các sọt tre, thùng nhựa hoặc thùng thép không gỉ để đảm bảo chất lượng tôm. Ở đó, tôm được bỏ các thùng có chứa sẵn đá, đá được xay càng nhỏ càng tốt. Cách bảo quản tạm thời tại đay là xếp xen kẽ lớp đá lớp tôm, lớp đáy và trên cùng được phủ bằng lớp đá. Trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên kiểm tra nếu thấy xuất hiện tình trạng ươn thối phải lập tức cho tiêu thụ ngay không được đưa về nhà máy.
Tiếp nhận
Tại khâu này, sau khi tiếp nhận tại nhà máy, phải đảm bảo phải có nền xi măng và rãnh thoát nước đã được thường xuyên rửa bằng nước sát trùng clarine 50ppm trước và sau khi tiếp nhận.
Rửa
Công đoạn này cực kỳ quan trọng bởi nó giúp gột rửa đi những vết bẩn đang ở trên những con tôm. Thùng rửa chứa tôm được đặt trong bể nước lưu động. Nước đá dùng để ướp tôm trong lúc vận chuyển và rác bẩn sẽ nổi lên trên mặt nước và được vớt ra cho vào thùng chứa rác thải.
Quá trình rửa tôm phải nhanh vì lượng đá không đủ để khống chế nhiệt độ cần thiết cho tôm. Tốt nhất là đáy và chung quanh bể rửa có các thiết bị làm lạnh nước trong bể để ổn định nhiệt độ của nước rửa tôm.
Phân loại
Với mục đích loại bỏ những con tôm không đủ tiêu chuẩn chế biến, khi phân loại cần tiến hành nhanh trên mặt bàn bằng thép không gỉ hoặc bằng gạch men. Bàn có độ dốc về giữa không có nước đọng. Việc phân loại tôm nên tiến hành theo từng đợt ngắn. Tôm sau khi phân loại và cân phải đưa đi ướp đá và đưa sang công đoạn tiếp theo, nếu chưa chế biến kịp phải đưa vào kho bảo quản ở nhiệt độ 60C.
Vặt đầu tôm, bóc vỏ, bỏ gân
Tôm bóc vỏ bỏ gân thường chỉ được chế biến đối với tôm có chất lượng kém hơn tôm vặt đầu. Khi bóc vỏ tôm có thể phục hồi chất lượng tôm. Công đoạn này cần được tiến hành nhanh. Thông thường tôm được giã chặt bằng một tay còn tay còn lại giữ chặt mép vỏ để lột sạch vỏ và rút đường gân. Trong một số trường hợp gân ăn sâu vào thịt tôm cần phải dùng dao nhọn sắc rạch nhẹ phần thịt để lấy ruột ra.
Tôm sau khi bóc vỏ là môi trường dễ bị vi khuẩn xâm nhập, lây bệnh. Vì thế, quá trình chế biến phải được tiến hành cẩn thận, chặt chẽ. Khi bóc vỏ được thực hiện trên bàn thép không gỉ, gạch tráng men, hoặc nhựa chuyên dùng. Tôm sau khi bóc vỏ phải được đưa vào thùng nhựa hoặc thép không gỉ có chất sát tùng clorein 30ppm.
Xếp khuôn
Sau khi chế biến xong, bạn cần tiến hành xếp tôm vào các khuôn ứng với các loại tôm:
- Xếp từng lớp: thường áp dụng với các loại tôm cỡ lớn (cỡ 50 trở lên).
- Xếp xen kẽ: phương pháp này áp dụng cho tôm cỡ vừa (cỡ 50-120).
- Xếp lẫn lộn: chỉ áp dụng với tôm có cỡ số 120 trở lên.
Sau khi xếp vào khuôn, tôm cần được tiến hành cấp đông, bảo quản lạnh.
Làm lạnh đông tôm
Các khay tôm được đưa vào thiết bị làm lạnh đông kiểu tunen (hầm lạnh đông nhanh) hay tủ cấp đông. Nhiệt độ của tủ cấp đông thường là -35 độ C. Quá trình làm lạnh đông kết thúc khi tâm khuôn tôm đạt nhiệt độ -180C. Thời gian làm lạnh đông thường 3 – 4 giờ.
Ra khuôn, bao gói, đóng thùng và bảo quản
Tôm sau khi đông lạnh, khuôn phải được lấy ra mở nắp và đổ một ít nước lạnh có nhiệt độ 1.2 độ C. Sau khi ra khuôn, tôm phải được nhúng vào bể nước sạch có nhiệt độ khoảng 10 độ C để tách tôm ra khỏi khuôn. Tiếp theo, bọc tôm vào túi ni lông, hàn chế để tôm đông lạnh không tiếp xúc với không khí bên ngoài, ngăn cản quá trình quá trình hỏng thực phẩm. Túi sau khi đóng xong nhanh chóng cho vào thùng cattông.
Hộp, túi nilông, thùng cactông phải đảm bảo sạch sẽ. Khi đóng gói tôm phải để được đông lạnh ở nhiệt độ thấp từ 0¸100C. Sau khi gói xong phải được đưa vào kho bảo quản lạnh đông ngay. Nhiệt độ phòng bảo quản là -180C. Thời gian lưu lại kho đông không quá 5 tháng.
Giá tôm đông lạnh
Hiện nay, trên thị trường, tôm đông lạnh chủ yếu được chế biến từ tôm sú. Chính vì thế, giá cả của loại tôm này sẽ nhỉnh hơn so với các loại khác. Tôm đông lạnh được chia thành 2 loại: Tôm nguyên con và tôm đã chế biến.
STT | Size tôm nguyên con | Giá tôm |
1 | Size 12 con/kg | 195.000 đồng/kg |
2 | Size 15 con/kg | 185.000 đồng/kg |
3 | Size 18 con/kg | 175.000 đồng/kg |
4 | Size 20 con/kg | 160.000 đồng/kg |
Tôm đông lạnh nấu món gì thì ngon, hấp dẫn?
Tôm đông lạnh là thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn bởi khả năng đa dạng trong chế biến món ăn. Dưới đây là một vài món ăn tiêu biểu được mọi người ưa thích, bạn có thể học hỏi để chế biến cho gia đình mình cùng thưởng thức:
Tôm đông lạnh xào măng tây
Nguyên liệu cần có:
- 280g măng tây
- 300g tôm nõn
- Vài tép tỏi
- 200g bắp bao tử
- 1 củ cà rốt kích cỡ vừa
- Bột canh, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm và dầu ăn
Các bước làm tôm nõn xào măng tây:
- Làm sạch măng tây và tôm nõn. Tôm nõn sau khi rã đông, rửa sạch bằng nước muối, để ráo. Măng tây cắt nhỏ, thái vát một đoạn 4-5 cm. Cà rốt và bắp bao tử cũng rửa sạch và cắt miếng.
- Cho măng tây vào nồi và trần qua tầm 1-2 phút. Cho một ít muối để giúp măng giòn hơn. Sau đó vớt măng ra và tiếp tục trần qua bắp và cà rốt. Nên ngâm các loại rau củ vào nước lạnh tầm 3-5 phút để giúp rau củ có độ giòn nhất định.
- Đập vài tép tỏi và phi thơm, sau đó từ từ cho tôm nõn vào xào cho tới khi tôm chuyển màu đỏ hồng.
- Nêm 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng dầu hào và 1/3 chén nước lọc. Sau đó đảo đều để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị. Tiếp tục đảo tôm và cho thêm 1 ít hạt tiêu rồi tắt bếp.
Tôm đông lạnh áp chảo
Tôm đông lạnh nấu món gì thật khác lạ? Món tôm áp chảo cực kỳ thích hợp cho những ai thích ăn cùng với cơm nóng. Tôm áp chảo là sụ hòa quyện ngot ngào giữa hương thơm của bơ, vị mặn của muối, tạo nên một món ăn hoàn hảo.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Tôm rã đông: 500 gram
- Tỏi:5 tép
- Bơ: 20 gram
Cách thực hiện:
- Tôm rã đông đã được bóc vỏ cần được rửa lại thêm lần nữa với nước muối để làm sạch. Sau đó, để thật ráo nước, giúp tôm khử mùi hôi của tủ lạnh.
- Tiếp theo, làm nóng chảo, cho bơ vào cho đến khi tan chảy hoàn toàn cùng với tỏi được băm nhỏ phi tỏi vàng thơm
- Cho tôm vào chảo, bỏ thêm các gia vị cần thiết như bột ngọt, hạt nêm, muối và hạt tiêu để món ăn thêm đậm đà và tỏa hương thơm.
- Đến khi tôm chuyển hồng, trở bề tôm và xoay chảo để tôm chín đều sau đó tắt bếp và bày trí ra đĩa. Với món ăn này khi thưởng thức nóng sốt, lan tỏa hương thơm trong mọi không gian.
Ngoài 2 món ăn trên, bạn có thể chế biến nhiều món ăn khác từ tôm đông lạnh như tôm rim mắm, tôm sốt cà chua, canh tôm nấu bầu,… và rất nhiều món ngon khác mà chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ.
Tôm đông lạnh bảo quản được bao lâu?
Măc dù thời gian bảo quản thực phẩm hải sản đông lạnh là phương pháp bảo quản cho thấy nhiều hiệu quả để bảo quản chất lượng thực phẩm trong thời gian dài. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có thời hạn của nó.
Tôm đông lạnh mặc dù đảm bảo không hư hỏng gì hay gặp bất cứ vấn đề gì nhưng chất lượng và giá trị dinh dưỡng không còn được đảm bảo. Vì thế, thời gian bảo quản hải sản đông lạnh là điểu cực kỳ quan trọng, được mọi người quan tâm để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Khoảng thời gian để bảo quản tôm được chia thành 2 loại như tôm đông lạnh chưa qua chế biến và tôm đông lạnh chế biến.
- Tôm đông lạnh chưa qua chế biến được bảo quản lạnh trong 2 -3 ngày và cấp đông 4 tháng.
- Tôm đông lạnh qua chế biến được bảo quản lạnh trong 3 – 4 ngày và cấp đông 2-3 tháng.
>> XEM THÊM:
Cách bảo quản tôm đông lạnh đúng chuẩn nhất
Với tôm tươi, các bạn phải loại bỏ đầu tôm. Đầu tôm và mắt tôm là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn không có lợi cho sức khỏe của bạn và gia đình. Sau đây là cách bảo quản tôm tươi nguyên con, tôm chế biến trong thời gian ngắn và nõn tôm tươi trong tủ lạnh:
Tôm tươi
Tôm tươi cách bảo quản tốt nhất là bảo quản trong ngăn đấ tủ lạnh hoặc tủ đông để tôm luôn ở nhiệt độ thấp. Khi đông đá, sẽ hạn chế được các loại tấn vi khuẩn tấn công, sẽ dẫn đến tôm bị biến chất. Nhưng nếu bạn bảo quản quá lâu trên 30 ngày sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong thị tôm. Khi sử dụng, bạn cần đưa tôm xuống ngăn mát trước 4 tiếng rã đông để chế biến được dễ dàng hơn.
Tôm nõn đã chế biến
- Sau khi làm sạch, cắt bỏ đầu và chân rồi cho vào hộp có chút nước và cho vào ngăn mát bảo quản.
- Đối với tôm bảo quản đông lạnh, tôm phải được rửa sạch, lột bỏ phần đầu, đuôi và vỏ tôm. Sau đó, chỉ giữ lạ phần nõn tôm. Tiếp theo, tôm nên được bọc giấy bạc kín. Khi bảo quản bằng phương pháp, bạn cần để tôm ráo nước trước khi bọc giấy bạc thì mới bảo quản được lâu (dưới 30 ngày).
Những lưu ý khi ăn tôm đông lạnh
- Tôm đông lạnh chỉ nên rã đông bằng tự nhiên, không nên rã đông bằng lò vi sóng. Trước khi chế biến, bạn nên đưa tôm xuống ngăn mát hoặc ra ngoài tầm 4-6h để tan đá rồi mới sơ chế. Nếu muốn nhanh hơn, bạn cũng có thể bỏ tôm đông lạnh trong nước lạnh. Tuyệt đối không được để tôm đông lạnh trong nước nóng hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này, sẽ dẫn đến tôm bị biến đổi chất lượng, vi khuẩn dễ xâm nhập, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
- Khi nấu, bạn nên nấu tôm đông lạnh ở nhiệt độ cao hơn để tôm được nhanh chín hơn nhé. Bởi khi nấu với lửa thật to, chúng ta sẽ có thể làm chết hết các loại vi khuẩn tồn tại lâu trong tôm. Khi đó, chúng ta ăn sẽ đảm bảo sức khỏe cho mình lâu dài.
- Khi bảo quản tôm trong ngăn đông, bạn nên tách riêng với các thực phẩm đã chín để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị của các thực phẩm khác. Nếu để lẫn với các loại thực phẩm khác, bạn đã tạo điều kiện để vi khuẩn được sinh sôi nảy nở và xâm nhập lẫn nhau nhanh hơn.
- Tôm chỉ nên để đông lạnh một vài ngày chứ không để lâu. Nên sơ chế chín xong rồi mới cấp đông để đảm bảo chất lượng, độ ngon và không bị mất thịt. Tôm để đông lạnh không nên hấp, luộc mà chỉ nên rim, kho.
Mua tôm đông lạnh bóc vỏ ở đâu uy tín?
Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để mua tôm đông lạnh nhưng bạn lại không biết địa chỉ nào uy tín, chất lượng. Hơn nữa bạn đang lo lắng mua phải hàng tôm đông lạnh đã quá thời hạn sử dụng, hư hỏng hoặc sử dụng chất cấm trong thực phẩm. Chính vì thế, tìm kiếm môt địa chỉ cửa hàng tôm đông lạnh bóc vỏ uy tín là cực kỳ quan trọng.
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn địa chỉ cửa hàng chuyên kinh doanh đồ đông lạnh được đánh giá chất lượng, uy tín nhất hiện nay. Đó chính là cửa hàng Đặc sản Bá Kiến. Tại cửa hàng Bá Kiến hiện đang cung cấp tôm sú đông lạnh bóc nõn và tôm sú bóc nõn. Tôm đông lạnh tại đây là sản phẩm được chế biến và đóng gói trong thời gian ngắn, được đông lạnh theo nguyên tắc tự nhiên bằng đá lạnh chứ không hề sử dụng một chất cấm nào trong thực phẩm. Chính vì thế, đây là sự lựa chọn uy tín để mua tôm đông lạnh đấy nhé.
Để có thể mua tôm đông lạnh chính hãng tại cửa hàng Đặc sản Bá Kiến, bạn có thể có mua online qua website: https://dacsanbakien.com/ hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng với các địa chỉ sau:
- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẶC SẢN VIỆT NAM – Cửa hàng Đặc sản Bá Kiến
- Địa chỉ: Số 18, Lô 4B, Đường Trung Yên 10A, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0962.08.3232 – 0915. 08. 5151 – 024.66.82.3737
Với những chia sẻ đầy đủ về tôm đông lạnh từ quy trình chế biến đến địa chỉ mua tôm đông lạnh uy tín, chất lượng, nấu món gì ngon, bạn đã có thể nâng cao kiến thức về loại tôm này. Từ đó, bạn học hỏi được ít nhiều kinh nghiệm về tôm đông lạnh để nấu những món ăn ngon, hấp dẫn cho gia đình mình nhé.